Chấm dứt thoát vị đĩa đệm từ thảo dược tươi Việt Nam

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ bài thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược.

Chữa khỏi bệnh thoát vị nhờ thảo dược Việt Nam

Bài thuốc cổ phương trị bệnh thoát vị đĩa đệm có thành phần quen thuộc là hương nhu tía!

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm Đau lưng có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế nếu như cơn đau của bạn kéo dài hơn 1 tuần.

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể lưu ý đến phương pháp điều trị nội khoa, tập thể dục điều trị.

Chấm dứt thoát vị đĩa đệm từ thảo dược tươi quen thuộc

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ bài thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược Việt.

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Chữa đau lưng mỏi gối

Đau lưng, mỏi gối có lẽ là chứng bệnh quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta, nhất là với những người làm văn phòng. Những cơn đau ê ẩm ở phần lưng khiến chúng ta khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như công việc. Do đó chữa đau lưng mỏi gối dứt điểm là điều mong muốn của tất cả người bệnh.



Triệu chứng của đau lưng mỏi gối:

- Đau phần trên lưng:
Bị đau hoặc cảm thấy khó chị ở phần xương dẹt của vai, hoặc xung quanh lồng ngực. Nó xuất hiện hầu hết là do sự kích thích của cơ, đau các khớp ở lưng, bị thương hoặc nhiễm trùng.

- Đau giữa lưng:
Đau ở giữa lưng được hiểu như đau dọc theo giữa xương sống, khu vực xung quanh ngực. Chứng bệnh này bị gây ra bởi chấn thương thể thao, vận động sau tư thế, viêm khớp, bệnh, hoặc bị căng cơ.

- Đau ở phía dưới của lưng (đau thắt lưng)
Đây là chứng đau phổ biến nhất, Cơn đau xuất hiện ở vùng thấp nhất của xương sống, khu vực thắt lưng.

Chữa đau lưng mỏi gối:

Đau lưng mỏi gối chủ yếu là do ít vận động, ngồi sai tư thế, áp lực công việc, ngoài ra nếu bạn vận động không đúng cách hoặc mang vác các vật nặng, nằm không đúng quy cách….

Có người bị đau lưng nhưng chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên, cũng có những căn bệnh khác ẩn đằng sau việc đau lưng nếu không được thăm khám kịp thời sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp chữa đau lưng mỏi gối từ cây đinh lăng:

- Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: nem cuốn, gỏi, thịt chó... Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc.

- Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng như:

+ Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.
+ Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
+ Bồi bổ và khai vị
+ Đặc biệt cây đinh lăng còn rất hữu hiệu trong việc chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Trên đây là bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối từ cây đinh lăng rất hiệu quả các bạn nên áp dụng, chắc chắn nó sẽ giúp bạn tránh xa những cơn đau lưng hành hạ.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Xương khớp là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta, và đây cũng là nơi dễ tổn thương và là bệnh hay mắc phải nhất, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống lưng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống lưng:

- Xương bị lão hóa: Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa của xương cột sống, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm.

Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.

- Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.

- Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Di truyền: Nếu gia đình có người bị thoái hóa cột sống thì khả năng mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường.

- Các bệnh về nội tiết như: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh này phát triển nhanh.

- Các yếu tố tác động từ môi trường: Ảnh hưởng của khí hậu, môi trường sống cũng tác động không nhỏ đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

- Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đilặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng:

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.

Đa số bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:

- Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.

- Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.

- Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.

- Đau lưng dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.

- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.

- Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.

- Xuất hiện chứng co cứng cơ cạnh cột sống.

- Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.

- Bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống).

Dựa vào những nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng như trên mà các bác sỹ sẽ có những chẩn đoán chính xác nhất. Nếu các bạn thấy có các triệu chứng trên đây thì hãy đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời nhé.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Đau lưng cột sống cuối

Đau lưng cột sống cuối là tình trạng đau thắt lưng ở đoạn cuối của đốt sống, bệnh này thường khá phổ biến hiện nay. Trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị.

Nguyên nhân đau lưng cột sống cuối:

Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau. Cột sống được phân làm 5 đoạn được sắp xếp từ trên xuống dưới như sau:

Đoạn cột sống cổ: có 7 đốt sống cổ

Đoạn cột sống lưng: có 12 đốt sống ngực

Đoạn cột sống thắt lưng: có 5 đốt sống thắt lưng

Xương cùng: có 5 đốt dính liền nhau

Xương cụt còn gọi là xương đuôi (tailbone) dính thành một khối: có 4 đốt sống dính nhau một khối khó phân biệt

Tổng số có 33 đốt sống, tuy nhiên số đốt sống có thể thay đổi từ 32 đến 34 đốt do có khi thừa hay thiếu một đốt sống, thường xảy ra ở đoạn thắt lưng hay đoạn xương cùng.

Đau lưng cột sống cuối

Đau lưng đốt sống cuối có thể do những nguyên nhân sau:

- Do tổn thương của cơ lưng ( chúng căng cơ ) hay dây chằng (chứng bong gân ). Cả hai chứng bệnh này có thể xẩy ra vì nhiểu lý do như nhấc vật nặng lên không đúng cách, tập tạ quá sức và tư thế vận động sai lệch. Chẳng hạn như khi bạn xoay mình ở vùng eo, phần dưới lưng là điểm quay nên dể bị căng cơ nhất.

Đau cột sống cũng có thể liên quan đến các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh gai cột sống, thoát vị của các đĩa liên hợp sẽ làm mất chất đệm giữa các đốt sống làm cho các đốt sống này dồn ép bào nhau khiến toàn phần lưng, cột sống bị đơ cứng, đau nhức

Khi đĩa đệm thoát vị cấn vào một trong 50 dây thần kinh từ  dây cột sống chạy ra  thì bênh nhân sẽ thấy gây ra đau cột sống (đau lưng) . Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) chạy từ  dây cột sống xuống  tới chân là dễ bị ãnh hưởng nhất. Khi dây thần kinh này bị đè  nén hay viêm sưng  thì  sẽ làm đau gắt và nhói nơi lưng dưới, mông và  chân (bệnh sciatia )

Khi tuổi cao lượng calcium trong xương giảm và  mật độ xương giảm theo làm cho xương trở nên sốp và dòn hơn. Đó là do bệnh loãng xương.

Cách điều trị đau lưng cột sống cuối:

- Đối với đau cấp tính: - cần nằm nghỉ - Chườm lạnh ngày đầu, các ngày sau chườm nóng – Thuốc giảm đau và dãn cơ – sau đó tập nhẹ nhàng duỗi cơ thắt lưng và cơ thành bụng

- Khám lâm sàng và làm xét nghiệm về hình ảnh để có chẩn đoán tổn thương thực thể

- Sau thời gian điều trị nội khoa không đở thì tùy tổn thương thực thể ví dụ thoát vị đĩa đệm, mất vững đốt sống hoặc hẹp ống sống thì có thể nghĩ đến điều trị phẫu thuật.

Trong sinh hoạt, lao động, thể thao cần giữ tư thế đúng

- Tránh khom cúi, ngồi xổm mà khiêng vác vật nặng

- Không ngồi một tư thế quá lâu

- Tập thể dục đều đặn, chú ý các động tác làm tăng cường sức mạnh các cơ quanh cột sống, nhất là chú ý tập căng dãn, duỗi cột sống thắt lưng.

Để đề phòng và chữa trị kịp thời bệnh đau lưng đốt sống cuối các bạn cần phát hiện bệnh sớm và đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm, tránh để lại di chứng cũng như biến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa trị.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Trị bệnh đau lưng

Trị bệnh đau lưng dứt điểm luôn là mong muốn của hầu hết mọi người khi không may mắc phải căn bệnh này. Để giúp các bạn tránh được những cảm giác khó chịu như uống thuốc, phẫu thuật... bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp trị bệnh đau lưng bằng châm cứu rất an toàn và hiệu quả.

Tìm hiểu về thuật châm cứu:

- Châm cứu là một phương pháp chữa trị đã xuất hiện khá lâu bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi mà người ta thường dùng thuật châm cứu như là một biện pháp để chữa trị các vấn đề về sức khỏe trái ngược trong đó có chứng bệnh đau ê ẩm vùng lưng. Thuật châm cứu sử dụng một chiếc kim nhỏ đâm vào một vài phần của cơ thể để kích thích và chỉ đạo dòng năng lượng chảy khắp cơ thể.

- Dù châm cứu có thể làm nhiều người kinh hãi do phải sử dụng chiếc kim rất nhỏ và cực kỳ nhọn, nhưng nó được biết đến như là một biện pháp không hề gây đau buốt và còn giảm đau cho rất nhiều người

Trị bệnh đau lưng

- Nguyên lý của thuật châm cứu là cây kim được sử dụng để liên quan vào điểm kinh tuyến của cơ thể, nơi dòng năng lượng chảy qua. Tuy nhiên, không có một bằng chứng rõ ràng nào cho sự tồn tại của điểm kinh tuyến và rất nhiều bác sĩ phương Tây nghi hoặc về cách thức này, dù nhiều tổ chức y tế cộng đồng ủng hộ việc sử dụng phương pháp này trong đó có cả Tổ chức y tế thế giới.

- Các cách thức châm cứu rất đa dạng, lệ thuộc vào người hành nghề châm cứu là ai, thêm nữa một số còn dùng điện hoặc thảo dược để tương trợ việc châm cứu. Vì thuật châm cứu cốt yếu để giải quyết các cơn đau ê ẩm vùng lưng, rất nhiều bệnh nhân đau lưng rất thình lình khi được châm cứu vào phần khác của cơ thể chứ không phải lưng như chân hoặc cổ. Điều này được gây ra bởi năng lượng chảy từ bộ phận khác của cơ thể có tác động mạnh hơn lên các cơn đau nhức ở lưng.

Trị bệnh đau lưng bằng châm cứu:

Bong gân lưng có thể bị gây ra bởi căng dây chằng và hoặc căng cơ, tình trạng các cơ bị xé ra. Có rất nhiều lý do bị bong gân lưng như nâng vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày không hợp lý tư thế. Châm cứu có thể giúp quá trình bình phục các chấn thương này diễn ra nhanh hơn.

- Châm cứu trị bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh gây rất nhiều đau buốt. Đó là khi đĩa đệm giữa 2 đốt sống lồi ra ngoài. Châm cứu có thể là một giải pháp tuyệt vời cho loại đau lưng này.

- Một căn bệnh về lưng khác cũng gây cho người bệnh nhiều đau buốt và khó chịu là đau dây thần kinh tọa. Điều này xảy ra khi một cơn đau điếng lên từ mông rồi chạy xuống ống quyển. Cơn đau này là do áp lực liên quan vào dây thần kinh tọa. Căn bệnh gây rất nhiều phiền muộn và giảm khả hiệu quả hoạt động và làm việc hàng ngày. Châm cứu là một biện pháp hữu hiệu chữa trị tác động đến đau dây thần kinh tọa, giúp giảm đau, tăng năng lực vận động và làm việc. Chữa trị đau dây thần kinh tọa bằng châm cứu không nhất thiết phải tác động lên vùng lưng có vấn đề vì dòng năng lượng có thể được dẫn hoặc kích thích từ phần khác của cơ thể như chân hoặc cổ.

Với phương pháp châm cứu này thì trị bệnh đau lưng sẽ không còn khó khăn nữa, châm cứu từ khi ra đời luôn được xem là cách điều trị vô cùng hiệu quả, an toàn và rất được người bệnh ưa chuộng. Do đó nếu bạn đang bị đau lưng thì cũng đừng ngần ngại mà không thử ngay phương pháp này nhé.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Đau lưng dưới

Phần lưng dưới chống đỡ hầu như toàn bộ trọng lượng cơ thể của chúng ta, do đó nó dễ bị tổn thương. Đau lưng dưới tuy không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng lại đem đến những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng dưới:

Nguyên nhân:

- Chấn thương cơ học có thể do tư thế người không đúng, béo phì, thiếu tập thể dục, hút thuốc và vận động cơ thể không đúng.

- Thoát vị đĩa đệm (trượt đĩa) có thể gây kích thích các dây thần kinh và gây đau thần kinh tọa, một điều kiện đau đi dọc xuống mông và chân.

- Bệnh thoái hóa ảnh hưởng đến cột sống.

- Những điều kiện ít gặp bao gồm u cột sống, nhiễm trùng và gãy xương.

Đau lưng dưới

Triệu chứng đau lưng dưới:

Đau dai dẳng

- Đau lưng trên

- Rối loạn chức năng bàng quang và đường ruột

- Sốt và giảm cân không rõ nguyên nhân

- Tình trạng tê hoặc yếu phát triển/trở nên nặng hơn

- Bị té ngã hay chấn thương trong thời gian gần liên kết với đau lưng. Quét khối u tủy sống có thể gây đau lưng dưới. U tủy sống, thoát vị đĩa đệm có thể gây áp lực lên rễ thần kinh

- Bắt đầu bị đau sau khi bị té, chấn thương, hoặc khi kéo một vật nặng

- Bị tê hoặc đau lan rộng ở ống chân dưới

- Bị viêm khớp, và bị đau dữ dội mỗi khi cử động hay xảy ra ở người cao tuổi.

- Cảm thấy đau khi vặn người, uốn cong hoặc thậm chí khi ngồi

- Cơn đau (cột sống) tiếp diễn đến và đi từ hồi nhỏ

- Đi tiểu ra máu, kèm đau một phần lưng cùng với đau rát khi đi tiểu

- Lưng bị cứng, đau vào buổi sáng và các khớp khác cũng cứng, đau, sưng hoặc đỏ

- Đau chính giữa phần cột sống dưới và bị đau cả xuống chân.

Biện pháp điều trị đau lưng dưới:

- Luôn luôn duy trì tốt tư thế cơ thể

- Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.

- Sử dụng đúng kỹ thuật vận động cơ học cơ thể / nâng tạ. Tránh gập/ cong ở eo.

- Thay đổi không gian nơi làm việc / (tối ưu nơi làm việc) để giảm sức ép lên lưng.

- Tập thể dục:

Nằm nghiêng về bên trái, tay bên phải chống trên hông, còn cánh tay trái cong lại, 2 bàn chân xếp chồng lên nhau, chân duỗi thẳng. Thót bụng lại và nhấc hông lên khỏi sàn. Bạn vẫn giữ thăng bằng trên chân trái và tay trái.Nhẹ nhàng hạ hông xuống về phía sàn. Sau đó nhấc hông lên trở lại. Tập mỗi bên một lượt và đổi bên. Một chân xoải ra.

+ Đứng thẳng 2 chân và tay để ngang ngực. Tập trung trọng lượng trên chân trái. Cong chân phải, để bàn chân phía sau người và nhấc chân lên cao cho đến khi cao gần bằng hông ( có thể thấp hơn một chút, nếu bạn cảm thấy quá khó). Để thăng bằng, nên xác định một điểm trên sàn nhà, cách chỗ bạn đứng từ 8-10 bàn chân, ở phía trước mặt của bạn. Một khi bạn đã xác định được thăng bằng, nên nhẹ nhàng thẳng chân phải, duỗi mũi chân ra. Giữ tư thế này trong một giây, rồi cong chân lại và duỗi chân ra lần nữa. Tập mỗi bên một lượt rồi đổi bên. Ngồi xổm trên một chân.

+ Đứng thẳng 2 chân, tay chống nạnh. Tập trung trọng lượng lên chân phải. Cong gối phải và hông như thể bạn đang ngồi trên 1 chiếc ghế. Thót bụng lại và duỗi chân trái hoàn toàn. Khi bạn hạ người xuống, để chân trái xoải ra ngoài. Ấn gót chân phải xuống và thẳng chân phải, di chuyển chân trái vào để đứng thẳng người lên. Tập đúng một lượt rồi đổi bên và tập lại.

Để trị đau lưng dưới, bạn nên tăng cường sức khỏe của mình và nhằm tránh đau lưng bạn nên đi đứng nhẹ nhàng, căng duỗi cơ bụng, cơ lưng, hông và chân.